Cafe quán | Chia sẻ về cuộc sống thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống
No Result
View All Result
Cafe quán | Chia sẻ về cuộc sống thông tin hữu ích
No Result
View All Result

Cảnh báo những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

cafequan by cafequan
April 11, 2022
in Chia sẻ hay
0 0
0
Cảnh báo những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Giai đoạn toàn phát, tay chân miệng trẻ xuất hiện các nốt ban đỏ

Share on FacebookShare on Twitter

Bệnh tay chân miệng khiến trẻ khó chịu nếu không điều trị sớm có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần nhận biết sớm dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh để đưa ra biện pháp điều trị kịp thời giúp bảo vệ trẻ.

Tay chân miệng là bệnh gì? Nguyên nhân do đâu?

Tay chân miệng là bệnh viêm nhiễm ngoài da do nhiễm virus đường ruột Enterovirus gây ra. Hai loại virus chính gây nên bệnh này là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71.

Bệnh tay chân miệng gây ra do virus Coxsackie A16 thường có thể tự khỏi sau vài ngày và ít gây các biến chứng về thần kinh. Trong khi đó, bệnh chân tay miệng do virus Enterovirus typ 71 gây ra lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, có thể biến chứng thành viêm não, viêm phổi, viêm cơ tim, viêm màng não và có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng rất dễ bị bệnh chân tay miệng. Phần lớn trẻ nhiễm bệnh ở thể nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp biến chứng nguy hiểm nên ba mẹ không được chủ quan mà hãy điều trị sớm cho trẻ nếu bé có biểu hiện của bệnh.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh sẽ khác nhau tùy mỗi bé và tùy vào giai đoạn của bệnh. Trong đó, mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện phổ biến dưới đây:

Giai đoạn 1: Thời kỳ ủ bệnh

Giai đoạn này trẻ chưa có biểu hiện bệnh cụ thể nên rất khó có thể phát hiện bé đang bị bệnh. Giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng 3 – 7 ngày.

Giai đoạn 2: Thời kỳ khởi phát

Bước sang giai đoạn này, trẻ sơ sinh đã có một số biểu hiện cụ thể như đau họng, sốt nhẹ, biếng bú, quấy khóc… Giai đoạn này kéo dài 1 – 2 ngày tiếp theo sau khi ủ bệnh.

Giai đoạn toàn phát, tay chân miệng trẻ xuất hiện các nốt ban đỏ

Giai đoạn 3: Thời kỳ toàn phát

Đây là giai đoạn phát triển mạnh nhất của bệnh với những biểu hiện đặc trưng và rõ ràng. Bé sẽ xuất hiện những hồng ban phỏng nước ở tay chân, trong khoang miệng. Giai đoạn toàn phát kéo dài khoảng 3 – 10 ngày.

Lở loét miệng: Khoảng 1-2 ngày sau khi sốt bé sẽ xuất hiện những nốt chấm đỏ bên trong miệng, vòm miệng, trên đầu lưỡi… Các nốt này nhanh chóng tiến triển thành bóng nước và loét ra, khiến trẻ đau đớn, chảy nước dãi nhiều và biếng bú hơn bình thường.

Nổi phát ban trên da: Những nốt chấm đỏ xuất hiện khắp cơ thể, tập trung nhiều nhất ở lòng bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông. Những nốt phỏng này không ngứa, không đau và sau khi khỏi sẽ không để lại sẹo. 

Ngoài nổi ban đỏ, giai đoạn này trẻ sơ sinh có thể gặp phải các biến chứng về hô hấp, tim mạch hoặc thần kinh nếu bệnh tiến triển nặng.

Giai đoạn 4: Thời kỳ hồi phục

Đây là giai đoạn lui bệnh, thường vào khoảng ngày thứ 7 tính từ lúc khởi bệnh. Cơ thể trẻ dần hồi phục, các nốt phát ban khô lại và bóc vảy.

6 dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh cần đặc biệt lưu ý

Ngoài những dấu hiệu thường gặp của bệnh tay chân miệng được nêu ra ở phía trên, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý một vài dấu hiệu bất thường dưới đây. Những dấu hiệu này cảnh báo bệnh của trẻ đang biến chứng nguy hiểm, cần đưa bé đi khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Trẻ hay giật mình

Trẻ sơ sinh khi mới ra ngoài môi trường sống chưa quen với âm thanh nên bé dễ bị giật mình. Tuy nhiên, nếu con bị giật mình cả khi đang thức, đang chơi thì hãy cho bé đi khám bác sĩ.

Trẻ sốt cao liên tục

Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C và kéo dài hơn 48 giờ dù đã được hạ sốt thì ba mẹ cần cho bé đi bệnh viện ngay vì đây có thể là dấu hiệu trẻ đang bị nhiễm độc thần kinh.

Trẻ quấy khóc dai dẳng

Trẻ bị tay chân miệng khiến bé khó chịu và quấy khóc là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ quấy khóc quá nhiều, quấy khóc cả vào ban đêm không ngủ được thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé đang bị nhiễm độc thần kinh giai đoạn sớm do bệnh tay chân miệng biến chứng.

Khi trẻ quấy khóc liên tục cả ngày cả đêm thì nên cho bé đi khám

Trẻ tiểu ít

Trẻ sơ sinh bú mẹ là chính nên bé đi tiểu rất nhiều. Nếu nhận thấy con tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu màu vàng đậm thì đây có thể là biểu hiện của tình trạng mất nước, suy thận, rối loạn huyết động. Những biến chứng này đều rất nguy hiểm tới sức khỏe của bé.

Khó thở, thở nhanh

Khó thở, thở gấp có thể là biểu hiện của rối loạn huyết động, suy tim. Vì thế, ba mẹ hãy quan sát dấu hiệu co rút cơ hô hấp ở mũi, quan sát sự phập phồng của cánh mũi, cảm thấy trẻ thở khó nhọc thì đưa bé đi khám ngay.

Rối loạn ý thức

Đây là triệu chứng hết sức cảnh giác vì có thể bệnh chân tay miệng của bé đã biến chứng thành viêm não, huyết áp thấp. Ba mẹ có thể quan sát tình trạng này bằng các biểu hiện như trẻ chậm chạp, lờ đờ, ngủ gà ngủ gật…

Phân biệt bệnh tay chân miệng với bệnh thủy đậu

Bệnh tay chân miệng có những triệu chứng tương tự với thủy đậu nên nhiều bậc phụ huynh hay nhầm lẫn 2 bệnh lý này. Ba mẹ cần biết cách phân biệt để chăm sóc bé đúng cách, giúp bệnh nhanh thuyên giảm.

Có thể phân biệt 2 bệnh lý này dựa vào các tiêu chí dưới đây:

Thời gian mắc bệnh

Bệnh thủy đậu thường gặp nhất vào mùa xuân. Bệnh tay chân miệng thường bùng phát vào tháng 3 – 5 và tháng 9 – 11 hằng năm.

Tính chất các nốt ban

Khi bị bệnh thủy đậu, bé có thể mọc các ban đỏ, phồng, bên trong có nước, mọc xen kẽ nhau. Các nốt ban đỏ thường mọc ở thân sau đầu tiên sau đó lan ra toàn thân, tay chân, đầu mặt và gây ngứa ngáy khó chịu.

Trong khi đó, khi trẻ bị tay chân miệng, các nốt ban đỏ thường có hình bầu dục, chúng mọc nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, mông và có thể mọc bên trong miệng, trên đầu lưỡi. Đặc biệt, nốt ban của bệnh tay chân miệng không gây ngứa như bệnh thủy đậu.

dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tay chân miệng

Biện pháp phòng ngừa tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh tay chân miệng không chỉ khiến bé khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến việc ăn và ngủ nghỉ của bé mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế, phòng ngừa bệnh từ sớm là cách tốt nhất trong chế độ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của trẻ.

Ba mẹ hãy áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh dưới đây:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ cũng như cung cấp nguồn sữa giàu dinh dưỡng nhất đối với trẻ.
  • Nếu trẻ bước sang giai đoạn ăn dặm thì chế độ ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ và đa dạng các loại dinh dưỡng. Thực phẩm chế biến thức ăn cho bé cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh nhiễm khuẩn gây bệnh.
  • Sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn cho trẻ.
  • Cho bé ăn hợp vệ sinh, không nhai cơm và mớm cho bé.
  • Đồ dùng, đồ chơi của bé cần được vệ sinh thường xuyên. Không cho trẻ dùng chung đồ dùng với người khác như khăn mặt, chậu rửa mặt, cốc…
  • Hạn chế thói quen mút tay, đưa tay lên mũi, miệng của trẻ.
  • Phòng ở của trẻ phải được vệ sinh thường xuyên, đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát.
  • Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người. Nếu ra ngoài thì nên đeo khẩu trang cho bé.
  • Cho trẻ tránh xa những người đang bị tay chân miệng khác.

Như vậy bài viết đã trình bày những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh. Ba mẹ có thể tìm hiểu để phát hiện sớm nếu bé mắc bệnh. Từ đó, đưa ra phương án điều trị sớm để tăng hiệu quả cũng như ngăn ngừa được những biến chứng xấu có thể xảy ra.

Tags: dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinhtây chân miệng ở trẻ sơ sinhtrẻ sơ sinh bị tay chân miệng
Previous Post

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh và cách chăm sóc trẻ chuẩn khoa học

Next Post

Cẩn trọng với các di chứng hậu covid 19 ở trẻ em

cafequan

cafequan

Related Posts

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
Chia sẻ hay

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

May 10, 2022
Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?
Chia sẻ hay

Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?

May 5, 2022
Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?
Chia sẻ hay

Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?

May 4, 2022
Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?
Chia sẻ hay

Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

May 4, 2022
Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị
Chia sẻ hay

Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

May 3, 2022
Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?
Chia sẻ hay

Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

May 2, 2022
Next Post
Cẩn trọng với các di chứng hậu covid 19 ở trẻ em

Cẩn trọng với các di chứng hậu covid 19 ở trẻ em

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết mới

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

May 10, 2022
Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?

Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?

May 5, 2022
Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?

Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?

May 4, 2022
Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

May 4, 2022
Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

May 3, 2022
Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

May 2, 2022
Hội chứng ruột kích thích k58 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích k58 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

May 2, 2022
Bị hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì?

Bị hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì?

April 28, 2022
Cảnh báo 8 biểu hiện hội chứng ruột kích thích bạn đang mắc phải

Cảnh báo 8 biểu hiện hội chứng ruột kích thích bạn đang mắc phải

May 3, 2022
Hậu covid mắt đỏ có nguy hiểm không?

Hậu covid mắt đỏ có nguy hiểm không?

April 21, 2022

MORE ON TWITTER

Cafe quán | Chia sẻ về cuộc sống thông tin hữu ích

  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống

© 2020 Cafe quán - Chia sẻ các thông tin hữu ích và góc nhìn cuộc sống

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống

© 2020 Cafe quán - Chia sẻ các thông tin hữu ích và góc nhìn cuộc sống

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In