Cafe quán | Chia sẻ về cuộc sống thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống
No Result
View All Result
Cafe quán | Chia sẻ về cuộc sống thông tin hữu ích
No Result
View All Result

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh và cách chăm sóc trẻ chuẩn khoa học

cafequan by cafequan
April 11, 2022
in Chia sẻ hay
0 0
0
dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Trẻ nhỏ có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong năm

Share on FacebookShare on Twitter

Trẻ nhỏ có thể mắc cảm lạnh nhiều lần trong một năm. Bệnh lý này là lành tính nhưng cũng khiến bé khó chịu, mệt mỏi. Vì vậy, ba mẹ cần nhận biết được dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh để chữa trị cho bé từ sớm giúp con nhanh chóng khỏi bệnh.

Cảm lạnh ở trẻ là bệnh gì?

Cảm lạnh là bệnh lý viêm đường hô hấp trên do virus gây nên. Hiện nay, có khoảng 200 loại virus có thể gây cảm lạnh. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị cảm lạnh do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, không đủ sức chống lại sự tấn công của các loại virus.

Trẻ có thể bị cảm lạnh vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, những thời điểm giao mùa, thời tiết lạnh thì trẻ dễ mắc phải bệnh lý này. Trung bình một trẻ có thể bị 8 – 10 lần cảm lạnh trong 2 năm đầu đời. Tần suất mắc bệnh của trẻ sẽ giảm dần khi bé lớn hơn.

Cảm lạnh là bệnh lành tính, có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp cảm lạnh lâu ngày không được chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản cấp… Đặc biệt là trẻ sơ sinh, mức độ của cảm lạnh sẽ nguy hiểm hơn.

dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh
Trẻ nhỏ có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong năm

Dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh dễ nhầm lẫn với những bệnh về đường hô hấp trên khác như cảm cúm, ho, nghẹt mũi thông thường. Khi bị cảm lạnh, trẻ sẽ có những biểu hiện dưới đây:

  • Chảy nước mũi, nước mắt.
  • Sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Đau họng. 
  • Ho.
  • Trẻ có thể bị sốt hoặc không.
  • Trẻ hắt hơi liên tục.
  • Trẻ mệt mỏi, khó chịu.

Ngoài những biểu hiện trên, khi bị cảm lạnh bé có thể có thêm các triệu chứng khác như: nôn ói, tiêu chảy, đau đầu, mệt mỏi li bì, trẻ quấy khóc, bú kém, ăn kém…

Cảm lạnh ở trẻ có nguy hiểm không?

Mặc dù cảm lạnh là bệnh lành tính, có thể tự khỏi khi được chăm sóc tốt nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Một số biến chứng của bệnh cảm lạnh phải kể đến như:

Viêm họng

Cảm lạnh kéo dài có thể khiến trẻ bị viêm họng với các biểu hiện như đau họng, họng sưng đỏ, xuất hiện các nốt nhỏ màu đỏ quanh vùng vòm họng…

Lên cơn hen suyễn

Cảm lạnh khiến bé nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè và tức ngực. Nếu cơ địa bé có tiền sử bị bệnh hen thì khi bị cảm lạnh trẻ rất dễ khởi phát cơn hen. Khi bé xuất hiện cơn hen thì ba mẹ cần xử trí kịp thời để tránh gây hậu quả nghiêm trọng.

Viêm tai cấp tính

Biến chứng này rất thường gặp. Nếu bé bị cảm lạnh mà không được xử trí sớm và đúng cách có thể dẫn đến viêm tai. Bé bị chảy nước mũi nhiều có thể chảy sang tai gây viêm tai giữa.

dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh
Cảm lạnh ở trẻ không được điều trị sớm có thể dẫn đến viêm tai

Viêm xoang

Cảm lạnh chảy nước mũi nhiều có thể làm tắc nghẽn xoang mũi. Chính sự tắc nghẽn này tạo điều kiện thuận lợi cho virus sinh sôi, phát triển trong dịch mũi và gây viêm xoang hoặc nhiễm trùng xoang mũi.

Viêm phổi

Khi bị cảm lạnh, nếu bé gặp phải tình trạng sốt cao, ớn lạnh, đổ nhiều mồ hôi thì ba mẹ nên đưa con đi khám vì có thể bé bị biến chứng thành viêm phổi và các biến chứng nguy hiểm khác.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị cảm lạnh

Nếu được chăm sóc tốt và đúng cách, trẻ bị cảm lạnh hoàn toàn có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Khi bé bị cảm lạnh, ba mẹ nên làm theo những hướng dẫn dưới đây:

  • Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước do nôn mửa, sốt cao.
  • Thức ăn của bé nên chế biến mềm, dễ tiêu hóa, ưu tiên các loại thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, canh rau củ…
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều, nằm ở phòng sạch sẽ, thoáng mát.
  • Có thể trị ho cho bé bằng chanh, bạc hà, quất… hạn chế dùng thuốc ho.
  • Tắm nước ấm cho trẻ, không được tắm nước lạnh dù là mùa hè.
  • Nếu có điều kiện thì dùng máy phun sương trong phòng bé để tăng độ ẩm.
  • Rửa mũi cho bé thường xuyên bằng nước muối sinh lý 0,9%.

Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện?

Mặc dù cảm lạnh là bệnh lành tính và có thể tự khỏi nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc đúng cách. 

Với trẻ sơ sinh từ 2-3 tháng tuổi, khi có dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh thì ba mẹ nên cho con đi khám để theo dõi tình trạng sức khỏe và ngăn ngừa biến chứng nặng có thể xảy ra.  Nhất là khi bé sốt cao trên 38 độ C thì cần đưa bé đi khám ngay.

Khi trẻ sốt cao liên tục nhiều ngày không khỏi thì cần đưa bé đi khám

Với trẻ lớn hơn, khi bé bị sốt cao trên 39 độ C, uống thuốc hạ sốt không thuyên giảm thì ba mẹ cũng nên cho con đến bệnh viện thăm khám và điều trị. Ngoài ra, nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây thì hãy cho bé đến gặp bác sĩ ngay:

  • Trẻ nôn mửa liên tục.
  • Trẻ bị tiêu chảy kéo dài.
  • Nổi ban đỏ trên da.
  • Trẻ bị ho dai dẳng, khạc ra nhiều đờm.
  • Đờm có màu xanh hoặc lẫn máu.
  • Có dấu hiệu rút lõm lồng ngực.
  • Trẻ bị sốt kéo dài 5 – 7 ngày.
  • Khó thở, thở khò khè.
  • Trẻ có các dấu hiệu mất nước như khô da, môi khô, tiểu ít, nước tiểu vàng đậm.
  • Trẻ bú kém hoặc không bú, bỏ ăn.
  • Gãi tai hoặc có biểu hiện bị đau ở các vùng trên cơ thể.
  • Tím tái môi hoặc các đầu ngón tay.

Những biểu hiện trên có thể là dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm nên khi trẻ có biểu hiện như vậy, ba mẹ nên đưa bé đi khám ngay để ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Biện pháp phòng ngừa cảm lạnh ở trẻ

Bệnh cảm lạnh tuy là lành tính, dễ chữa khỏi nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm nên phòng ngừa bệnh từ sớm là cách làm tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bé, thay vì chờ khi con bị bệnh mới lo đi chữa.

Hãy phòng ngừa cảm lạnh cho trẻ bằng các biện pháp sau:

  • Hạn chế cho bé ra ngoài, đến nơi tập trung đông người nhất là vào thời điểm giao mùa để tránh nguy cơ lây nhiễm cảm lạnh từ người khác.
  • Khi cho trẻ ra ngoài, hãy nhớ đeo khẩu trang cho con.
  • Vệ sinh phòng ngủ, đồ dùng, đồ chơi của trẻ thường xuyên. Hạn chế cho trẻ cầm nắm, chạm vào đồ người lớn hay sử dụng như tay nắm của, điều khiển tivi…
  • Rửa tay cho con thường xuyên, hạn chế cho bé đưa tay lên mũi, miệng.
  • Dạy bé thói quen che tay khi ho, hắt hơi. Sau khi ho thì con nên rửa tay thật sạch.
  • Giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài, khi trời trở lạnh.
  • Đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng cho trẻ. Cho bé ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng cường sức đề kháng chống lại virus gây cảm lạnh.

Như vậy, qua bài viết này ba mẹ đã biết được các dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh cũng như cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho trẻ. Hy vọng những thông tin trong bài sẽ hữu ích để ba mẹ chăm sóc bé thật tốt.

Tags: cảm lạnhcảm lạnh ở trẻdấu hiệu trẻ bị cảm lạnhtrẻ bị cảm lạnh
Previous Post

Nhận biết các biểu hiện cúm A ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Next Post

Cảnh báo những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

cafequan

cafequan

Related Posts

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
Chia sẻ hay

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

May 10, 2022
Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?
Chia sẻ hay

Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?

May 5, 2022
Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?
Chia sẻ hay

Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?

May 4, 2022
Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?
Chia sẻ hay

Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

May 4, 2022
Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị
Chia sẻ hay

Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

May 3, 2022
Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?
Chia sẻ hay

Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

May 2, 2022
Next Post
Cảnh báo những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Cảnh báo những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết mới

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

May 10, 2022
Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?

Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?

May 5, 2022
Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?

Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?

May 4, 2022
Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

May 4, 2022
Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

May 3, 2022
Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

May 2, 2022
Hội chứng ruột kích thích k58 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích k58 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

May 2, 2022
Bị hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì?

Bị hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì?

April 28, 2022
Cảnh báo 8 biểu hiện hội chứng ruột kích thích bạn đang mắc phải

Cảnh báo 8 biểu hiện hội chứng ruột kích thích bạn đang mắc phải

May 3, 2022
Hậu covid mắt đỏ có nguy hiểm không?

Hậu covid mắt đỏ có nguy hiểm không?

April 21, 2022

MORE ON TWITTER

Cafe quán | Chia sẻ về cuộc sống thông tin hữu ích

  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống

© 2020 Cafe quán - Chia sẻ các thông tin hữu ích và góc nhìn cuộc sống

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống

© 2020 Cafe quán - Chia sẻ các thông tin hữu ích và góc nhìn cuộc sống

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In