Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng đi ngoài. có những thực phẩm có thể giúp cải thiện bệnh nhưng cũng có những thực phẩm khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn và cần phải tránh chúng. Đi ngoài kiêng ăn gì để nhanh khỏi là vấn đề được quan tâm.
Người bị đi ngoài kiêng ăn gì?
Dưới đây là những thực phẩm người đang bị đi ngoài nên kiêng:
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh như: đồ ăn ôi thiu, thức ăn hết hạn, đồ ăn tái, sống như gỏi, nem chua, tiết canh… có khả năng chứa nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng. Nếu ăn những thực phẩm này sẽ khiến tình trạng đi ngoài nặng nề hơn và lâu khỏi. Vì thế người bệnh cần tránh.
Thực phẩm từ sữa và đường
Khi bị tiêu chảy, số lượng enzyme lactase trong cơ thể suy giảm. Trong khi đó, enzym này cần thiết cho việc tiêu hóa đường lactose, loại đường chứa nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa.
Nếu nạp vào nhiều sữa, đường sẽ khiến lượng enzym lactase phải tập trung để tiêu hóa những thực phẩm này, khiến tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện thêm các biểu hiện như đầy bụng, buồn nôn, đầy hơi. Vì vậy, nếu đang bị đi ngoài, tốt nhất hãy tránh xa các thực phẩm như sữa, váng sữa, bơ, phô mai, kem…

Hoa quả sấy khô
Trái cây tốt cho sức khỏe vì cung cấp nhiều vitamin, chất xơ và các loại khoáng chất khác. Tuy nhiên, nếu đang bị đi ngoài thì bạn không nên ăn một số loại quả như lê, mận, đào, trái cây sấy khô (mận khô, nho khô, mơ sấy) vì chúng có thể khiến bạn bị đầy hơi và tiêu chảy nặng hơn.
Những loại quả sấy khô này tốt cho người bị táo bón hơn.
Thực phẩm giàu chất béo
Chất béo cần thiết cho cơ thể nhưng với người đang bị đi ngoài thì nên hạn chế nhóm chất này. Khi tiêu thụ chất béo sẽ làm tăng cơn co thắt ruột và khiến tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn. Vì thế, người bệnh nên tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán, thức ăn nhanh… trong thời gian đang bị tiêu chảy.
Rau nhiều chất xơ
Chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa và cần phải bổ sung mỗi ngày để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Thế nhưng, nếu đang bị tiêu chảy, người bệnh nên hạn chế những thực phẩm giàu chất xơ như giá đỗ, măng, rau cần, đậu bắp vì chúng chứa nhiều bã, khi được tiêu thụ vào cơ thể thì sẽ làm tăng lượng phân.
Phân sau khi hấp thu nước sẽ trương ra, khiến ruột phải co bóp nhiều và gây tiêu chảy nhiều hơn.
Thịt sống, hải sản
Các thực phẩm tái, sống, đồ tanh như tôm, cá, thịt tái gây kích thích hệ tiêu hóa. Nếu bạn đang có triệu chứng buồn nôn thì sẽ khiến bạn nôn nhiều. Ngoài ra, đồ tanh, tái sống không đảm bảo an toàn thực phẩm, dễ chứa sán, ký sinh trùng, khi đưa vào cơ thể sẽ khiến tình trạng đi ngoài trầm trọng hơn.

Đồ cay nóng
Đồ ăn cay nóng gây kích thích niêm mạc dạ dày và niêm mạc đường ruột. Vì thế, nếu đang bị đi ngoài thì bạn nên tránh xa những thực phẩm này.
Đồ ăn sinh khí
Những thực phẩm có khả năng sinh khí như hành muối, hành sống, dưa muối, cà muối, củ cải, bí đỏ, đậu tương, củ từ… khi tiêu thụ vào cơ thể sẽ sinh hơi, gây đầy hơi, chứng bụng và kích thích ruột. Vì thế, người bị tiêu chảy nên kiêng.
Rượu bia, nước uống có ga
Những đồ uống trên là món ưa thích của nhiều người. Tuy nhiên, nếu đang bị tiêu chảy thì hãy tránh xa chúng vì những thức uống này sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và ruột, khiến bạn bị tiêu chảy nặng hơn.
Tốt nhất, khi đang bị bệnh thì chỉ nên uống nước tinh khiết, nước lọc.
Chất làm ngọt nhân tạo
Một số chất tạo ngọt nhân tạo và chất thay thế đường có tác dụng nhuận tràng, chúng có thể làm tăng khí và gây đầy hơi nên không tốt với người bị tiêu chảy.
Vì vậy, trong thời gian bị đi ngoài, người bệnh không nên tiêu thụ những thực phẩm chứa chất tạo ngọt như kẹo, nước ngọt, soda ăn kiêng, kẹo cao su, chất thay thế đường khi pha cà phê, trà.

Cần làm gì để phòng ngừa đi ngoài
Tình trạng đi ngoài nhiều lần khiến người bệnh hết sức khó chịu, mệt mỏi. Đi ngoài kéo dài còn có nguy cơ gây mất nước, mất điện giải rất nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không bù nước kịp thời. Vì thế, phòng ngừa tiêu chảy từ sớm là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.
Hãy áp dụng những giải pháp dưới đây để phòng ngừa tiêu chảy:
- Tạo thói quen ăn chín, uống sôi, không ăn đồ ăn tái, sống hay rau sống.
- Hạn chế ăn đồ ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
- Không được ăn thực phẩm ôi thiu, hết hạn sử dụng.
- Rửa tay trước khi ăn để tránh tiêu thụ phải vi khuẩn, vi sinh vật có hại.
- Đồ dùng để chế biến thức ăn phải đảm bảo sạch sẽ. Sử dụng nguồn nước sạch không bị nhiễm khuẩn để chế biến thức ăn.
- Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi tình hình sức khỏe và phát hiện sớm những bất thường.
Như vậy, qua bài viết này bạn đã biết được bị đi ngoài kiêng ăn gì. Hãy thực hiện nghiêm túc chế độ ăn khoa học để giúp sớm cải thiện được tình trạng đi ngoài, bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.