Cafe quán | Chia sẻ về cuộc sống thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống
No Result
View All Result
Cafe quán | Chia sẻ về cuộc sống thông tin hữu ích
No Result
View All Result

Tìm hiểu về di chứng hậu covid gây mất ngủ

cafequan by cafequan
April 20, 2022
in Chia sẻ hay
0 0
0
Tìm hiểu về di chứng hậu covid gây mất ngủ
Share on FacebookShare on Twitter

Nhiều người sau khi khỏi Covid-19 lại rơi vào tình trạng mất ngủ, khó ngủ thường xuyên. Hậu Covid gây mất ngủ nguyên nhân là gì, vì sao lại vậy và phải làm gì để khắc phục là vấn đề rất được quan tâm.

Mất ngủ hậu Covid biểu hiện ra sao?

Mất ngủ hậu Covid có các biểu hiện như:

  • Khó đi vào giấc ngủ.
  • giấc ngủ chập chờn, thường xuyên bị thức giấc giữa đêm.
  • Thường thức dậy sớm và khó ngủ lại được.
  • Trằn trọc cả đêm.

Nguyên nhân của di chứng hậu Covid gây mất ngủ

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng 40% bệnh nhân bị mất ngủ trong thời gian mắc Covid-19 và cả sau khi khỏi bệnh. Nguyên nhân gây nên tình trạng này chủ yếu do:

  • Cảm giác lo lắng về tình trạng sức khỏe khiến người bệnh mất ngủ.
  • Đau buồn, stress khi có người thân mất vì Covid-19.
  • Thói quen, nhịp sinh hoạt bị thay đổi sau thời gian giãn cách xã hội, cách ly điều trị.
  • Lo lắng về tài chính, việc làm và thu nhập sau khi đi làm trở lại.
  • Tác dụng phụ của thuốc khi sử dụng trong thời gian điều trị Covid cũng là nguyên nhân gây khó ngủ, mất ngủ.
  • Các triệu chứng hậu Covid như khó thở, đau đầu, thay đổi vị giác… ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.
Nhiều người bị mất ngủ giai đoạn hậu Covid

Hậu Covid gây mất ngủ để lại tác hại như thế nào?

Không chỉ những người bị mất ngủ do hậu Covid mà mất ngủ bình thường cũng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày của con người.

Mất ngủ hậu Covid vào ban đêm làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến các hoạt động vào ban ngày. Mất ngủ khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống và dễ buồn ngủ, ngủ gật vào ban ngày. Mất ngủ khiến họ khó tập trung, ảnh hưởng đến công việc, đến các hoạt động thường nhật, có thể gián tiếp gây ra té ngã, tai nạn.

Bên cạnh đó, mất ngủ kéo dài có ảnh hưởng đến não bộ, tim mạch, làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, bệnh mạch vành, suy tim, tăng huyết áp và xuất hiện các vấn đề về tâm thần như trầm cảm, lo âu quá mức.

Khi bị mất ngủ, hệ miễn dịch của người bệnh cũng suy giảm, khiến cơ thể dễ bị nhiễm bệnh hơn, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, mất ngủ kéo dài cũng khiến hệ tiêu hóa bị rối loạn, tăng nguy cơ bị béo phì, đái tháo đường.

Đặc biệt, với phụ nữ mang thai nếu bị hậu Covid kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, con nhẹ cân.

Cần làm gì để khắc phục tình trạng hậu Covid gây mất ngủ

Hậu Covid mất ngủ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vì thế, cần sớm khắc phục tình trạng này. Người bệnh có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:

Tạm dừng cập nhật tin tức về Covid-19

Cập nhật tin tức hằng ngày là thói quen tốt nhưng nếu đang gặp phải tình trạng hậu Covid mất ngủ, bạn nên tạm dừng lại thói quen này vì nếu theo dõi thường xuyên có thể khiến bạn thêm lo lắng vì tình hình dịch bệnh, từ đó làm trầm trọng hơn tình trạng mất ngủ, khó ngủ.

Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ

Khi trở lại cuộc sống bình thường sau khi đã khỏi Covid, nhiều người lại có thói quen đi ngủ sớm vào các ngày trong tuần và thức rất khuya và những ngày cuối tuần. Điều này làm cho lịch sinh hoạt thay đổi, lệch đi, khiến cho tình trạng khó ngủ, mất ngủ khó cải thiện.

Thiết lập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ để cải thiện tình trạng mất ngủ

Vì thế, hãy tạo cho mình một nhịp sinh học cố định, nên đi ngủ đúng giờ, ngủ sớm vào tất cả các ngày trong tuần. Buổi sáng, cũng nên tập thói quen thức dậy đúng giờ. Ngoài ra, buổi trưa cũng nên dành thời gian ngủ một giấc ngắn dưới 30 phút.

Tiếp xúc với ánh nắng

Việc tiếp xúc với ánh nắng vào buổi sáng sớm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, để bạn bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng. Tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng rất tốt cho nhịp sinh học, giúp điều chỉnh lại nhịp sinh học có thể bị thay đổi trong thời gian cách ly. Vì thế, bạn nên tận hưởng một chút ánh sáng mặt trời vào buổi sáng để cải thiện giấc ngủ tốt hơn.

Tránh xa việc xem đồng hồ

Nhiều người bị khó ngủ, mất ngủ nên liên tục xem thời gian khi không ngủ được. Tuy nhiên, việc này lại khiến bạn thêm lo lắng cho tình trạng mình đang gặp phải. Thay vào đó, hãy tránh xa đồng hồ, tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ 30 phút, tắt bớt điện sáng để cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Để cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ hậu Covid-19, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học. Cụ thể:

  • Không ăn quá no hoặc vận động mạnh trước khi đi ngủ.
  • Buổi tối không uống trà, cà phê vì gây khó ngủ.
  • Hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối vì có thể khiến bạn phải tỉnh dậy để đi tiểu đêm. 
  • Nên ăn uống đa dạng và đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, tinh bột, vitamin để hồi phục lại các mô bị tổn thương do sự tấn công của virus SARS-CoV-2. Bữa tối nên ăn vừa phải, không ăn quá no vì sẽ gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa đang còn yếu sau thời gian nhiễm bệnh.
  • Tắm nước ấm trước khi đi ngủ cũng là cách để thư giãn, giúp tinh thần sảng khoái và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
  • Môi trường ngủ cần đảm bảo yên tĩnh, đủ tối, không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Có thể đọc sách, nghe một bản nhạc nhẹ để cảm thấy thư thái và giúp dễ ngủ hơn.

Sử dụng thuốc trị mất ngủ

Nhiều trường hợp mất ngủ kéo dài, một ngày ngủ được quá ít thời gian khiến tinh thần suy sụp, sức khỏe giảm sút cần phải sử dụng thuốc để trị mất ngủ.

Nếu gặp phải trường hợp này, có thể sử dụng một số loại thuốc sau:

Thuốc thảo dược

Các loại thuốc trị mất ngủ chứa thành phần thảo dược như tim sen, lạc tiên, bình vôi… Chúng đem lại hiệu quả lại không gây tác dụng phụ nhiều nên khá an toàn, được nhiều người lựa chọn.

Sử dụng tim sen giúp điều trị mất ngủ

Melatonin

Đây là một loại hormone của giấc ngủ. Thuốc này được chỉ định sử dụng cho những trường hợp mất ngủ kéo dài, kèm theo rối loạn nhịp sinh học như ngủ quá muộn, dậy quá sớm, lệch múi giờ…

Khi sử dụng thuốc này có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, khó chịu ở dạ dày. Tuy nhiên, tác dụng phụ ít khi xảy ra nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Thuốc kháng histamin

Với những bệnh nhân bị mất ngủ kèm theo các dị ứng như ngứa ngáy, viêm mũi dị ứng thì có thể sử dụng thuốc kháng histamin. Thuốc này đem lại hiệu quả nhanh nhưng có thể gây ra những tác dụng phụ như khô miệng, chóng mặt…

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị mất ngủ hậu Covid

Để việc điều trị di chứng hậu Covid đạt hiệu quả, cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Điều trị mất ngủ cần kết hợp điều trị cả các triệu chứng hậu Covid khác để tăng hiệu quả và giúp phục hồi sức khỏe sớm cho người bệnh.
  • Mỗi trường hợp mất ngủ hậu Covid sẽ có mức độ và nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Vì thế, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách điều trị, không áp dụng theo cách của bệnh nhân khác vì có thể không đem lại hiệu quả và còn gây tác dụng phụ.
  • Không được tự ý dùng thuốc, nhất là các loại thuốc an thần mạnh để trị mất ngủ vì có thể gây nhờn thuốc, gây nghiện nếu sử dụng không đúng cách.

Hậu Covid gây mất ngủ để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh nên cần được điều trị sớm để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Tags: hậu covid gây mất ngủhậu covid mất ngủhậu covifmất ngủ hậu covid
Previous Post

Hướng dẫn chăm sóc hậu Covid ở người già?

Next Post

Hậu covid mắt đỏ có nguy hiểm không?

cafequan

cafequan

Related Posts

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
Chia sẻ hay

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

May 10, 2022
Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?
Chia sẻ hay

Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?

May 5, 2022
Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?
Chia sẻ hay

Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?

May 4, 2022
Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?
Chia sẻ hay

Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

May 4, 2022
Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị
Chia sẻ hay

Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

May 3, 2022
Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?
Chia sẻ hay

Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

May 2, 2022
Next Post
Hậu covid mắt đỏ có nguy hiểm không?

Hậu covid mắt đỏ có nguy hiểm không?

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết mới

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

May 10, 2022
Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?

Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?

May 5, 2022
Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?

Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?

May 4, 2022
Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

May 4, 2022
Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

May 3, 2022
Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

May 2, 2022
Hội chứng ruột kích thích k58 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích k58 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

May 2, 2022
Bị hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì?

Bị hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì?

April 28, 2022
Cảnh báo 8 biểu hiện hội chứng ruột kích thích bạn đang mắc phải

Cảnh báo 8 biểu hiện hội chứng ruột kích thích bạn đang mắc phải

May 3, 2022
Hậu covid mắt đỏ có nguy hiểm không?

Hậu covid mắt đỏ có nguy hiểm không?

April 21, 2022

MORE ON TWITTER

Cafe quán | Chia sẻ về cuộc sống thông tin hữu ích

  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống

© 2020 Cafe quán - Chia sẻ các thông tin hữu ích và góc nhìn cuộc sống

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống

© 2020 Cafe quán - Chia sẻ các thông tin hữu ích và góc nhìn cuộc sống

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In