Cafe quán | Chia sẻ về cuộc sống thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống
No Result
View All Result
Cafe quán | Chia sẻ về cuộc sống thông tin hữu ích
No Result
View All Result

Hội chứng ruột kích thích k58 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

cafequan by cafequan
May 2, 2022
in Chia sẻ hay
0 0
0
Hội chứng ruột kích thích k58 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Người bệnh thường xuyên bị đau bụng, rối loạn đại tiện

Share on FacebookShare on Twitter

Hội chứng ruột kích thích k58 là gì, nguyên nhân do đâu và phải làm gì để khắc phục là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu để giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh lý này, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và sức khỏe của người bệnh.

Hội chứng ruột kích thích K58 là gì? 

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng hệ tiêu hóa. Bệnh lý này rất dễ tái phát nếu không điều trị triệt để. Khi bị bệnh, người bệnh thường gặp phải một số triệu chứng đặc trưng như đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, thậm chí đi ngoài ra máu.

Trong y khoa, hội chứng ruột kích thích K58 được sử dụng như một thuật ngữ quốc tế thay cho tên gọi hội chứng ruột kích thích. 

Phân loại hội chứng ruột kích thích K58 

Hội chứng ruột kích thích K58 bao gồm 2 dạng sau:

K58.0: Hội chứng ruột kích thích thể tiêu chảy.

K58.9: Hội chứng ruột kích thích thể không tiêu chảy.

Hội chứng ruột kích thích k58 gây nhiều triệu chứng khó chịu

Hội chứng ruột kích thích gây ra do đâu?

Người bị hội chứng ruột kích thích có thể do:

Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Thường xuyên uống rượu bia, chất kích thích, ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng, thực phẩm chứa chất hóa học… là nguyên nhân mắc phải hội chứng ruột kích thích K58. 

Căng thẳng, áp lực

Thần kinh bị căng thẳng, stress trong thời gian dài có thể gây tác động xấu lên đường ruột, dẫn đến các hiện tượng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần. 

Nội tiết – giới tính

Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc hội chứng ruột kích thích K58 cao hơn nhiều, gấp 4-5 lần so với nam giới. Ngoài ra, sự thay đổi hormone ở nữ giới trong thời kỳ mang thai hay trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.  

Tác dụng phụ của thuốc 

Sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn tấn công lợi khuẩn đường ruột, từ đó gây nên các bệnh lý về đường ruột, bao gồm cả hội chứng ruột kích thích k58.

Lạm dụng thuốc có thể gây hội chứng ruột kích thích k58

Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích K58 

Khi mắc bệnh hội chứng ruột kích thích k58, người bệnh sẽ có những biểu hiện sau:

Nổi cục ở bụng

Người bị bệnh lý này thường xuyên bị đau bụng. Mỗi khi đau bụng sẽ hay xuất hiện dấu hiệu nổi cục, thường nổi ở phần bụng dọc do đại tràng đang bị co thắt.

Rối loạn đại tiện

Người mắc hội chứng ruột kích thích K58 thường bị rối loạn đại tiện, số lần đi đại tiện nhiều bất thường, lên đến 2-6 lần/ngày. Nguyên nhân là do ruột già bị rối loạn, ảnh hưởng đến quá trình đào thải phân. 

Bất thường về phân

Phân của người bệnh hội chứng ruột kích thích k58 thường có kèm theo chất nhầy, phân nát, dạng lỏng, không thành khuôn. Sau khi đại tiện, người bệnh có thể cảm thấy đỡ đau nhưng nhiều trường hợp lại bị đau bụng hơn. 

Một số triệu chứng khác

Ngoài những triệu chứng kể trên, người bị hội chứng ruột k58 còn có thể có một số triệu chứng khác như:

  • Căng tức bụng, chướng bụng, đầy hơi.
  • Cảm giác như muốn đi ngoài ngay lập tức.
  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, suy nhược.
  • Chán ăn.
  • Sụt cân đột ngột.

Các triệu chứng nêu trên có thể thay đổi và tăng giảm tùy mức độ bệnh. Nếu triệu chứng kéo dài, không thuyên giảm thì người bệnh nên đi khám để được bác sĩ chỉ dẫn phương hướng điều trị hiệu quả.

Người bệnh thường xuyên bị đau bụng, rối loạn đại tiện

Phương pháp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích K58 

Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích rất dễ nhầm lẫn với những triệu chứng của các bệnh về đường tiêu hóa khác. Vì thế, nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng thì khó chẩn đoán chính xác. Khi thăm khám, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định một số xét nghiệm và kỹ thuật khác, gồm:

Xét nghiệm: xét nghiệm phân, xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm vi khuẩn…

Chẩn đoán hình ảnh: nội soi đại tràng, siêu âm túi mật, chụp X-quang, chụp CT…

Phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích K58

Để điều trị hội chứng ruột kích thích, người bệnh hãy áp dụng những biện pháp bên dưới:

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt 

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến các bệnh lý về tiêu hóa. Nếu bạn ăn uống khoa học, đúng cách sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Ngược lại, nếu ăn uống không phù hợp sẽ khiến tình trạng bệnh nặng nề hơn.

Với người bị hội chứng ruột kích thích, hãy cố gắng duy trì chế độ ăn đầy đủ và đa dạng các chất dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn ít thực phẩm giàu chất béo như mì ống, mỡ động vật,… 

Ngoài ra, người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn, không ăn quá no trong một bữa để giảm áp lực lên đường ruột. 

Giữ tâm lý thoải mái, không quá lo lắng

Biết rằng việc bị bệnh sẽ khiến người bệnh lo lắng, căng thẳng nhưng căng thẳng cũng không giúp khỏi bệnh mà càng khiến bệnh nặng nề hơn. Vì vậy, người bệnh hãy cố gắng giữ tâm lý thoải mái, lạc quan để hỗ trợ bệnh nhanh bình phục.

Hội chứng ruột kích thích tuy ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày nhưng là bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng nên người bệnh không phải lo lắng quá mức.

Giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Sử dụng thuốc Tây

Các loại thuốc Tây được dùng để điều trị hội chứng ruột kích thích K58 như: thuốc kháng cholinergic, thuốc giảm đau, thuốc trị tiêu chảy, thuốc điều trị đặc hiệu IBS,… 

Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh không được tự ý mua về uống. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi nên cần tìm hiểu trước khi sử dụng.

Các bài thuốc dân gian 

Người bị hội chứng ruột kích thích có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian dưới đây:

Sử dụng ghệ

Nghệ là một phương thuốc tự nhiên có tính kháng viêm, kháng khuẩn nên được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh về đường tiêu hóa. Để trị hội chứng ruột kích thích K58, người bệnh có thể ngâm nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ với mật ong và uống 2 lần/ ngày

Xoa bóp và ấn huyệt 

Việc xoa bóp và bấm huyệt đúng cách giúp làm giảm căng thẳng thần kinh, cải thiện và loại bỏ các triệu chứng khó chịu do hội chứng ruột kích thích gây ra. 

Các động tác thực hiện khá đơn giản, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà. Hãy dùng bàn tay và các ngón tay xoa rồi day nhẹ vùng rốn theo chiều kim đồng hồ, sau đó, lan dần ra xung quanh, trong 2 – 3 phút.

Châm cứu

Châm cứu giúp làm tăng tuần hoàn máu, điều hòa sự co thắt và nhu động ruột. Phương pháp này cần phải đến những địa chỉ uy tín để thực hiện. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không chữa dứt điểm bệnh lý này.

Tags: hội chứng ruột kích thíchhội chứng ruột kích thích k58ruột kích thích k58
Previous Post

Bị hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì?

Next Post

Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

cafequan

cafequan

Related Posts

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
Chia sẻ hay

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

May 10, 2022
Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?
Chia sẻ hay

Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?

May 5, 2022
Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?
Chia sẻ hay

Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?

May 4, 2022
Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?
Chia sẻ hay

Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

May 4, 2022
Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị
Chia sẻ hay

Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

May 3, 2022
Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?
Chia sẻ hay

Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

May 2, 2022
Next Post
Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết mới

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

May 10, 2022
Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?

Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?

May 5, 2022
Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?

Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?

May 4, 2022
Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

May 4, 2022
Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

May 3, 2022
Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

May 2, 2022
Hội chứng ruột kích thích k58 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích k58 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

May 2, 2022
Bị hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì?

Bị hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì?

April 28, 2022
Cảnh báo 8 biểu hiện hội chứng ruột kích thích bạn đang mắc phải

Cảnh báo 8 biểu hiện hội chứng ruột kích thích bạn đang mắc phải

May 3, 2022
Hậu covid mắt đỏ có nguy hiểm không?

Hậu covid mắt đỏ có nguy hiểm không?

April 21, 2022

MORE ON TWITTER

Cafe quán | Chia sẻ về cuộc sống thông tin hữu ích

  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống

© 2020 Cafe quán - Chia sẻ các thông tin hữu ích và góc nhìn cuộc sống

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống

© 2020 Cafe quán - Chia sẻ các thông tin hữu ích và góc nhìn cuộc sống

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In