Cafe quán | Chia sẻ về cuộc sống thông tin hữu ích
  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống
No Result
View All Result
Cafe quán | Chia sẻ về cuộc sống thông tin hữu ích
No Result
View All Result

Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

cafequan by cafequan
May 3, 2022
in Chia sẻ hay
0 0
0
Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

Đau bụng là triệu chứng phổ biến ở những người bị hội chứng ruột kích thích

Share on FacebookShare on Twitter

Hội chứng ruột kích thích gây nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Vì vậy, cần điều trị sớm bệnh lý này để tránh ảnh hưởng nhiều. Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị như thế nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng ruột bị rối loạn chức năng, gây ra các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện. Các triệu chứng này tái đi tái lại nhiều lần, khó chữa dứt điểm. Ở nước ta, hội chứng ruột kích thích còn được gọi là viêm đại tràng chức năng, viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mãn tính.

Hội chứng ruột kích thích là bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến. Tỷ lệ mắc rơi vào khoảng 5 – 20% dân số. Bệnh lý này không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Ai có nguy cơ cao bị hội chứng ruột kích thích

Ai cũng có thể bị hội chứng ruột kích thích nhưng những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn:

  • Người dưới 45 tuổi.
  • Người có tiền sử hoặc gia đình có tiền sử mắc các bệnh về đường ruột.
  • Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới 2 lần.
  • Người thường xuyên lo âu, căng thẳng cũng dễ bị bệnh.

Đặc biệt, hiện nay, xu hướng mắc hội chứng ruột kích thích đang ngày càng trẻ hóa do nhiều nguyên nhân như vấn đề vệ sinh thực phẩm, áp lực từ cuộc sống, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học…

Hội chứng ruột kích thích là rối loạn về đường tiêu hóa nhiều người mắc phải

Nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích

Những yếu tố dưới đây được xem là nguyên nhân gây nên bệnh lý đường ruột này:

  • Ăn phải thực phẩm bẩn, nhiễm khuẩn, thói quen ăn đồ ăn tái, sống thường xuyên.
  • Căng thẳng, stress kéo dài tác động xấu đến đường ruột. Lâu ngày có thể dẫn đến mắc hội chứng ruột kích thích.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa dẫn đến mắc bệnh.
  • Yếu tố di truyền: Gia đình có người bị bệnh thì những người thân trong nhà cũng sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn người khác.
  • Sự thay đổi hormone khi phụ nữ mang thai hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt.

Biểu hiện bệnh hội chứng ruột kích thích

Khi bị hội chứng ruột kích thích, người bệnh thường có những biểu hiện dưới đây:

Đau bụng

Người bệnh có thể đau ở các vị trí khác nhau, thường đau dọc khung đại tràng, đau sau khi ăn no, ăn phải thức ăn lạ hoặc thậm chí đang ăn cũng bị đau. Nhiều trường hợp bị đau lạnh bụng.

Tình trạng đau bụng ở người bị hội chứng ruột kích thích có thể kéo dài 1-2 ngày nhưng cũng có trường hợp đau triền miên, kéo dài cả tháng.

Đau bụng là triệu chứng phổ biến ở những người bị hội chứng ruột kích thích

Rối loạn đại tiện

Người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, thậm chí là táo bón và tiêu chảy xen kẽ. Đôi khi họ đi ngoài phân có chất nhầy. Đặc biệt, người bị hội chứng ruột kích thích không bao giờ đi ngoài có lẫn máu, đây là triệu chứng để phân biệt với các bệnh lý tiêu hóa khác.

Ngoài 2 triệu chứng phổ biến trên, người bệnh có thể bị:

  • Đầy hơi, chướng bụng.
  • Có cảm giác nặng bụng.
  • Nhức đầu.
  • Trung tiện nhiều, cảm giác đi ngoài nhưng chưa hết phân.
  • Mất ngủ.

Những triệu chứng này có thể xuất hiện nhiều lúc khác nhau, mỗi lúc lại một triệu chứng khác nhau. Mức độ nặng nhẹ của mỗi triệu chứng cũng thay đổi phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh.

Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

Hiện nay chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm hội chứng ruột kích thích nhưng các biện pháp có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh, ngăn ngừa sự tiến triển nặng các triệu chứng cũng như biến chứng có thể xảy ra.

Nguyên tắc điều trị:

  • Điều trị bệnh theo từng triệu chứng. Có triệu chứng nào thì điều trị triệu chứng ấy.
  • Không nên dùng thuốc kháng sinh, nếu dùng thì chỉ áp dụng trong trường hợp có nhiễm khuẩn đường ruột.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị, tốt hơn là sử dụng thuốc.

Liệu pháp tâm lý

Tâm lý lo lắng, căng thẳng càng khiến cho các triệu chứng hội chứng ruột kích thích thêm trầm trọng. Vì thế, giữ tâm lý lạc quan, vui vẻ là cách để trị bệnh lý này rất hiệu quả.

Để có thể an tâm trị bệnh, người bệnh cần hiểu rõ về căn bệnh này. Vì vậy hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn các vấn đề như: 

  • Biết được thông tin về cơ chế mắc bệnh, đặc điểm nổi bật của bệnh. Nhờ đó, hiểu được đây là bệnh lành tính, không quá nguy hiểm nên không cần lo lắng quá nhiều vì sẽ chỉ khiến bệnh thêm nặng.
  • Bệnh lý này không chữa dứt điểm được, chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng nên người bệnh cũng không được kỳ vọng quá cao, tránh thất vọng khi bệnh không được chữa khỏi.

Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt

Uống đủ nước để ngăn ngừa các bệnh đường tiêu hóa

Để giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Theo đó, họ cần:

  • Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2 lít nước.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ăn khó tiêu, dễ gây tiêu chảy và đau bụng như: bánh ngọt, hoa quả nhiều đường, thực phẩm chế biến sẵn, thức uống có ga, nước ngọt…
  • Ăn nhiều chất xơ bằng các loại rau xanh, trái cây tươi. 
  • Tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế ngồi một tư thế quá lâu, nên đi lại nhẹ nhàng sau 1 – 2 giờ để hệ tiêu hóa không bị đình trệ.
  • Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng, stress kéo dài.
  • Rèn luyện thói quen đi đại tiện vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy.
  • Tránh thức khuya.
  • Ăn uống đúng giờ, đúng bữa, không được bỏ bữa.
  • Ăn chậm nhai kỹ, không nên ăn quá no trong một bữa vì sẽ gây áp lực lớn cho hệ tiêu hóa.

Nếu thực hiện tốt chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ thì các triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện đáng kể, đồng thời giúp người bệnh luôn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.

Sử dụng thuốc

Hội chứng ruột kích thích gây nhiều triệu chứng khó chịu, thậm chí gây đau đớn. Vì vậy, trong trường hợp nặng, người bệnh cần sử dụng thuốc để trị bệnh, Có thể sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Thuốc chống đau: Các loại thuốc chống co thắt như Spasfon, Duspatalin…
  • Thuốc chống tiêu chảy: Smecta, Actapulgite, Imodium…
  • Thuốc chống táo bón: Sử dụng thuốc có tác dụng nhuận tràng như: Forlax, Tegaserod, Duphalac…
  • Thuốc an thần: Seduxen, Rotunda, Dogmatil…
  • Thuốc sinh hơi: Pepsane, Meteospasmyl…
  • Thuốc triệt khuẩn đường ruột: Berberin, Biseptol, Ganidan…

Khi sử dụng thuốc người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về sử dụng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Như vậy, phương pháp điều trị hội chứng ruột kích thích tập trung vào thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt cũng như điều chế cảm xúc tốt. Việc sử dụng thuốc có thể gây tác dụng phụ nên không được khuyến khích sử dụng lâu dài.

Tags: hội chứng ruột kích thíchHội chứng ruột kích thích và cách điều trị
Previous Post

Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

Next Post

Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

cafequan

cafequan

Related Posts

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
Chia sẻ hay

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

May 10, 2022
Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?
Chia sẻ hay

Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?

May 5, 2022
Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?
Chia sẻ hay

Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?

May 4, 2022
Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?
Chia sẻ hay

Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

May 4, 2022
Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?
Chia sẻ hay

Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

May 2, 2022
Hội chứng ruột kích thích k58 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Chia sẻ hay

Hội chứng ruột kích thích k58 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

May 2, 2022
Next Post
Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết mới

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

Bị hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?

May 10, 2022
Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?

Bị đi ngoài nên ăn gì để nhanh cải thiện?

May 5, 2022
Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?

Đi ngoài kiêng ăn gì để giúp nhanh cải thiện bệnh?

May 4, 2022
Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

Đi ngoài có phải dấu hiệu sắp sinh?

May 4, 2022
Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích và cách điều trị

May 3, 2022
Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

Đi ngoài có mùi chua, mùi tanh là bệnh gì?

May 2, 2022
Hội chứng ruột kích thích k58 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Hội chứng ruột kích thích k58 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

May 2, 2022
Bị hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì?

Bị hội chứng ruột kích thích ăn gì và kiêng gì?

April 28, 2022
Cảnh báo 8 biểu hiện hội chứng ruột kích thích bạn đang mắc phải

Cảnh báo 8 biểu hiện hội chứng ruột kích thích bạn đang mắc phải

May 3, 2022
Hậu covid mắt đỏ có nguy hiểm không?

Hậu covid mắt đỏ có nguy hiểm không?

April 21, 2022

MORE ON TWITTER

Cafe quán | Chia sẻ về cuộc sống thông tin hữu ích

  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống

© 2020 Cafe quán - Chia sẻ các thông tin hữu ích và góc nhìn cuộc sống

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Coffee
  • Chia sẻ hay
  • Top reviews
  • Góc nhìn cuộc sống

© 2020 Cafe quán - Chia sẻ các thông tin hữu ích và góc nhìn cuộc sống

Login to your account below

Forgotten Password?

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In